Mr Sam CNI Global Kinh doanh là tuân thủ luật nhưng cần đối thoại Doanh Nhân

Sau gần 3 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, ông tin vào quyết định đúng của mình khi chọn thị trường này chứ thưa ông Sam? Và đâu là thành quả của công ty CNI tại VN sau 3 năm mà ông thấy hài lòng?

Chúng tôi  đã mất một năm để thuê văn phòng sắp xếp hoạt động rồi chính thức hoạt động chỉ mới hai năm và chúng tôi  tự hào vì vẫn tiếp tục kinh doanh. Chúng tôi không  thể nói sau hai năm đã thành công vì chúng tôi chưa có thành công lớn. Nhưng chúng tôi  tin với cam kết và tầm nhìn của chúng tôi tại Việt Nam cùng với sự  nỗ lực kiên trì  thì chúng tôi sẽ thành công như mong đợi. Tuy nhiên, chỉ mới hai năm có  mặt nhưng năm vừa qua chúng tôi vui vì có nhiều hoạt động đáng khích lệ. Chúng tôi có nhiều nhà phân phối tham gia và doanh thu cũng vì thế mà cải thiện. CNI Việt Nam đã tiến lên một bậc và tôi rất vui vì có thêm nhiều cộng sự kinh doanh, họ nghiêm túc khi hoạt động phân phối các mặt hàng cùng CNI. Qua đó tôi vẫn tin vào quyết định của mình khi  phát triển kinh doanh tại Việt Nam chúng tôi cần kiên nhẫn và không mất tập trung.

Ông Sam Cheong -  CEO CNI Global

Tuy  nhiên mới đây nghị định 42 được áp dụng quán triệt hơn thì quyền lợi của CNI VN có bị ảnh hưởng ít nhiều cụ thể ra sao thưa ông Sam?

Tôi nghĩ chính phủ đang làm việc cần làm và những gì chúng tôi đang làm là đúng luật của ngành vì trong bất cứ ngành công nghiệp nào chúng ta vẫn luôn cần những quy định chuyên biệt để quản lý. Ngành bán hàng trực tiếp được xem là lĩnh vực mới, trong quá khứ chưa có nhiều quy định về lĩnh vực này cho đến khi có nghị định mới là nghị định 42, tôi nghĩ chính phủ đã đưa ra những quy định cũng là điều dễ hiểu thôi vì lĩnh vực nào cũng có quy luật khác nhau, đó là một cách, một công cụ để nhà nước quản lý ngành này tốt hơn. Nghị định 42 ra đời là điều tốt để làm trong sạch môi trường kinh doanh và nếu công ty nào kinh doanh không tốt thì sẽ tự đào thải.

 

Ông có thể cho biết với riêng công ty CNI Việt Nam thì Điều luật 42 đã ảnh hưởng đến công ty ra sao?

Đúng là  thời gian đầu nghị định điều luật  có ảnh hưởng đến chúng tôi. Ví dụ chúng tôi muốn tổ chức buổi ra mắt sản phẩm ở khách sạn, ở khán phòng lớn sang trọng thì chúng tôi phải nộp đơn xin phép rất lâu ít nhất là hai tháng và bổ sung nội dung muốn chia sẻ tại hội thảo nhưng có lúc vẫn bị hạn chế khi cần trình bày kể cả giới thiệu về sản phẩm. Mà không giới thiệu rõ được hiệu quả của sản  phẩm thì gây ra  khó khăn là hạn chế doanh số.  Nên chúng tôi nghĩ là chính phủ cần có quy định dễ hơn, kiểm soát trong chừng mực cụ thể hơn.

Ông Sam tại một buổi trò chuyện, với kiến thức sâu rộng, phong thái gần gũi nhưng quyết đoán, ông Sam nhận được nhiều tình cảm yêu quý từ nhân viên

Giải pháp cho hướng đầu tư và phát triển trong thời điểm nóng này của CNI là thế nào , ông có thể chia sẻ đôi chút không ạ?

Chúng tôi không có giải pháp vì đây là luật chúng tôi phải làm theo. Tôi hi vọng trong tương lai có buổi đối thoại giữa những công ty có  đầy đủ giấy phép kinh doanh ngành bán hàng trực tiếp và chính quyền. Lúc này chính quyền sẽ hiểu được những khó khăn cũng như những hiệu quả của doanh nghiệp khi áp dụng mô hình kinh doanh này thì mới có giải pháp.

 

Có bao giờ liên tục khó khăn xảy đến khiến ông trăn trở, nản thậm chí là muốn bỏ cuộc  không nên tiếp tục đầu tư ở Việt Nam không thưa ông?

Ở đất nước Malaysia, ngành bán hàng trực tiếp có  40 năm tuổi rồi nhưng luật cụ thể thì phải tới năm 1993 có nghĩa là ngành hoạt động 20 năm mới có luật. Tại Việt Nam có luật sớm hơn và người làm kinh doanh chỉ có nghĩa vụ làm theo luật. Tôi tin rằng khi đưa ra luật định là do chính quyền muốn quản lý thật tốt ngành này nhưng chắc chắn họ vẫn tạo điều kiện tốt cho các công ty phát triển bởi chính những công ty này mang đến lợi nhuận không chỉ cho cá nhân mà còn mang đến lợi nhuận cho xã hội cho đất nước, mang đến nguồn vốn đầu tư, mang chuyên gia với bề dày kiến thức, mang đến những sản phẩm ngành hàng tốt cho người Việt Nam, mang đến cơ hội hợp tác kinh doanh cho nhà cung cấp và khi công ty mở ra họ cũng tạo việc làm cho công dân. Cũng  như CNI tại Việt Nam  thì những nhân viên đa số là người Việt điều này chứng tỏ ngành bán hàng trực tiếp đã  đã tạo công ăn việc làm cho người Việt. Chúng ta hãy nhìn vào mảng sáng của ngành này. Và tôi tin rằng ngày qua ngày chính phủ  sẽ hiểu việc làm của chúng tôi và có hoạt động bảo vệ công ty MLM - Multi Level Marketing- công ty đa cấp hoạt động tốt.  Tôi tin chính quyền không làm khó đa cấp, họ chỉ đang thanh lọc môi trường lành mạnh mà thôi.Và tôi cũng tin rằng, chính quyền sẽ không bao giờ muốn mất đi những công ty chân chính, Bởi vì những công ty này chết đi thì lợi nhuận của đất nước của cộng đồng cũng sễ mất đi. Thế nên như cam kết ban đầu là CNI vẫn tồn tại cùng với các nhà phân phối vượt qua giai đoạn thử thách này.

 

Ông Sam cùng diễn viên Bảo Thanh và nhân viên công ty CNI trong một event tại Hà Nội

Ông có trăn trở thay đổi  chiến lược kinh doanh cụ thể hơn để thúc đẩy kinh doanh tại Việt Nam trong thời điểm này không thưa ông Sam?

Mô hình kinh doanh của CNI không phải bán hàng truyền thống mà là phân phối thông qua các nhà phân phối độc lập, mô hình khác nên việc tiếp cận sản phẩm cũng khác. Một người bán hàng online khác một người bán hàng qua điện thoại. Tuy nhiên, cũng như những mô hình kinh doanh khác, chúng tôi vẫn không quên việc giữ gìn, phát huy hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm. Còn về việc chiến lược kinh doanh của chúng tôi rất đơn giản là đầu tư vào sản phẩm, tạo môi trường tốt nhất để hỗ trợ các nhà phân phối trong công việc kinh doanh tại CNI, trong phạm vi luật pháp nước sở tại cho phép.Và chúng tôi chỉ thoái lui khi chính quyền tuyên bố chấm dứt mô hình MLM tại Việt Nam

 

Có nhiều doanh nghiệp muốn tạo điểm nhấn lòng tin nơi khách hàng thì họ chọn giải pháp quảng cáo bằng nhiều phương thức nhưng CNI VN không làm thế mà tập trung vào vấn đề trả thưởng, ông có thể chia sẻ lý do ông chọn phương pháp này không thưa ông?

 

Chúng tôi tập trung trả thưởng vì đặc trưng của ngành bán hàng trực tiếp là tạo ra thu nhập cho nhà phân phối . Tất nhiên về vấn đề lòng tin, chúng tôi chưa bao giờ dám xem nhẹ. Ví dụ điển hình là khi một du khách bước vào phòng xuất nhập cảnh của KualaLumpur và hỏi đến cà phê CNI thì hầu như các nhân viên hải quan đều biết và dành lời khen tặng cho sản phẩm. Đó là niềm tự hào của chúng tôi sản phẩm với chất lượng làm hài lòng mọi người. Và hơn hết điều này khẳng định định được việc cân bằng kinh doanh giữa bán hàng trực tiếp và bán lẻ cho khách hàng. Chúng tôi vẫn đang tiến hành phương pháp này khi kinh doanh tạiViệt Nam nhưng mọi việccần có thời gian.

 

Ông có nghĩ đã đến lúc CNI VN hành động để định hướng dư luận để sản phẩm của mình tạo được dấu ấn đậm nét  giữa tâm bão không thưa ông?

Hầu như các doanh nghiệp nước ngoài không nên đi một mình mà nên vận hành  dưới sự hướng dẫn của các tổ chức chính thống, mà cụ thể với ngành MLM là hội như hiệp hội bán hàng đa cấp. Chúng tôi làm những gì pháp luật quy định , những buổi tọa đàm dành cho khách hàng trong khuôn khổ cho phép…. Vấn đề không phải ở việc CNI định hướng dư luận, mà là tuân thủ luật pháp, và để dư luận có những nhìn nhận tích cực.

 

Đến thời điểm này, mục tiêu sứ mệnh mà CNI muốn hướng đến ở Việt Nam có gì thay đổi không thưa ông Sam? Từ nay đến cuối năm 2016, việc CNI sẽ tiếp tục ra mắt sản phẩm nào ở VN có là bài toán khó không thưa ông?

Tôi nhận thấy hầu hết nhà phân phối ở CNI  VN là phụ nữ và họ rất giỏi khi có thể cùng lúc chăm sóc gia đình và đảm trách việc kinh doanh, nên những sản phẩm dành cho phụ nữ sẽ được chúng tôi cân nhắc.Tôi nghĩ phụ nữ giỏi kinh doanh sẽ có nhiều mối quan hệ, điều này rất tốt cho công việc kinh doanh tại CNI, và việc chúng tôi nên làm là tạo ra công cụ tốt thông qua việc kinh doanh các dòng sản phẩm làm đẹp cho nữ giới, giúp họ vừa tự do về tài chính, vừa tự tin với diện mạo bên ngoài.

 

Tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh còn có việc tối đa hóa trải nghiệm cá nhân cho khách hàng, điều này được không ít doanh nghiệp áp dụng, ông Sam nghĩ thế nào về điều này và ông có nghĩ sẽ áp dụng phương thức này với CNI Việt Nam?

Tại Malaysia , tôi còn  là thành viên Hiệp hội bán hàng đa cấp.  Hiệp hội này với sự hỗ trợ của những tổ chức chính quyền đưa ra những chương trình  dành cho nữ doanh nhân để hỗ trợ bán hàng đa cấp vì ở Malysia có nhiều bà nội trợ không đi làm hay phụ nữ là single mom- mẹ đơn thân, họ không có kĩ năng bán hàng thì chương trình này sẽ huấn luyện họ bắt đầu kinh doanh từ việc nhỏ rồi mới nâng cao thì dần dần họ sẽ  kinh doanh thành công, trở nên độc lập tài chính. Tôi mong  mang chương trình này đến với phụ nữ Việt và tôi nghĩ để bắt đầu thì phải có buổi đối thoại với chính phủ Việt Nam để chia sẻ rõ hơn việc bán hàng đa cấp cụ thể như thế nào. Ở Malaysia có những chương trình bảo vệ người tiêu dùng, đào tạo khách hàng, tìm hiểu lắng nghe ý kiến của khách hàng và  CNI cũng tham gia hoạt động này và được Chính quyền Malaysia công nhận.  Tôi mong muốn được Hiệp hội bán hàng đa cấp hiểu rõ hơn hoạt động của CNI ở Việt Nam và chúng tôi mong muốn có buổi đối thoại với chính quyền để chia sẻ và lắng nghe nhiều hơn về cách ứng dụng luật để hoạt động bán hàng được phát triển hơn.

Cám ơn ông về buổi trò chuyện này!

Tập đoàn CNI tại Malaysia

Thực hiện: MAI THỦY, VDTonline.vn ( Văn hóa – Doanh nhân – Thể thao)

Viết bình luận