Vietnam Medicare tổ chức tọa đàm phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 Đời Sống - Tiêu Dùng


Nhằm giúp công đồng nâng cao sức đề kháng, khôi phục sức khoẻ sau điều trị Covid-19, Vietnam Medicare đã phối hợp với Pharma 365 tổ chức tọa đàm với sự góp mặt của các y - bác sĩ cùng giới truyền thông nhằm phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19 cho người dân.

Sự kiện diễn ra vào sáng ngày 17/3/2022 tại Khách sạn Caravelle Sài Gòn (TP.HCM) với nội dung trao đổi tại hội thảo nhằm giúp người dân có thêm một kênh thông tin tham khảo từ các bác sĩ khách mời là những chuyên gia, người có uy tín trong công tác tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19, và hậu COVID-19.

Cụ thể, tham dự sự kiện gồm có Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế Công cộng TP.HCM, Nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM; Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM, Nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm - Thần kinh công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM; Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng vật lý trị liệu và tâm lý trị liệu sau nhiễm Covid-19. Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP.HCM… cùng 30 đơn vị thông tấn báo đài.


Cuộc chiến với đại dịch vẫn đang tiếp diễn với nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, với sức mạnh của ý Đảng, lòng dân, với tinh thần và bản lĩnh riêng, Việt Nam đã có những nỗ lực rất đáng ghi nhận trong công cuộc chống dịch Covid-19. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hết sức để tìm ra các giải pháp y tế hữu hiệu nhất nằm khống chế dịch bệnh, trong đó đặc biệt quan trọng là chương trình tiêm vaccine. Tới thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong những nước có số dân được tiêm chủng nhiều nhất trên thế giới. Dù vẫn có nhiều ca nhiễm, tỉ lệ tử vong đã giảm đáng kể. Với những gì có trong tay, Việt Nam đã làm rất tốt về mặt y tế.



Tính đến hiện tại, tổng số ca mắc Covid-19 (gọi tắt là F0) tại Việt Nam đã vượt qua con số 6 triệu ca, chiếm 6% dân số Việt Nam. Bên cạnh các công tác phòng chống dịch, việc chăm sóc sức khỏe hậu Covid cho các bệnh nhân F0 được đánh giá là vô cùng quan trọng. Tại Hội thảo, các bác sĩ, chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về các vấn đề người bệnh Covid-19 mắc phải sau khi đã khỏi bệnh và xuất viện, hướng dẫn diều trị các di chứng thường gặp ở người bệnh sau nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Hội thảo cũng tập trung thảo luận về vấn đề dinh dưỡng các F0 nhằm giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe, hồi phục các chức năng cho cơ thể, trong đó có chức năng hô hấp của phổi, nâng cao tình trạng miễn dịch - tự miễn ở bệnh nhân hậu Covid-19.



Theo số liệu được cung cấp từ Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng vật lý trị liệu và tâm lý trị liệu sau nhiễm Covid-19 Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP/HCM thì: COVID-19 để lại nhiều di chứng. Trong đó:
+ 80% các ca bệnh mệt mỏi
+ 61% ca bệnh bị xơ phổi
+ 52% ca bệnh có vấn đề về trí nhớ
+ 51% ca bệnh đột quỵ / có nguy cơ đột quỵ
+ 45% ca bệnh mất ngủ
+ 33% ca bệnh tổn thương thận cấp

Tại sự kiện, bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ nhiều thắc mắc về vấn đề di chứng hậu Covid-19 ở người lớn và trẻ con. Cụ thể, ở trẻ em, ông cho rằng: "Tôi đã tìm hiểu, phân tích nhiều và cảm thấy mừng vì vấn đề cũng không có gì quá trầm trọng. Khi xuất hiện chủng Omicron thì người ta đồn rất nhiều nguy hiểm đến con nít… nhưng thực ra cũng chẳng có gì. Phần lớn trẻ em nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng chủ yếu do tâm lý lo sợ chứ triệu chứng không nặng. Một số trường hợp nhập viện các khoa khác, sau đó qua khám sàng lọc mới phát hiện nhiễm Covid-19 và nằm ở khoa nhiễm luôn. Tính trên tổng số ca nhập viện thì lên đến cả ngàn ca, do các bé đã bắt đầu đi học lại nhưng rất ít ca thuộc trường hợp nặng. Một vài bé phát triệu chứng sốt cao nhưng không phải là tất cả. Đã sốt thì sốt rất kinh, 39, 40 độ còn lạnh run luôn nhưng chỉ 48 tiếng sau là đã có thể hồi phục ngồi dậy liền. Một số thì ho, sổ mũi, đó là chuyện bình thường như bệnh cảm ở trẻ. Chủng Omicron đã nhẹ nhàng hơn nên chúng ta cứ bình tĩnh, mọi thứ sẽ từ từ qua thôi. Về hậu Covid-19 ở trẻ em thì cũng tồn tại một số hội chứng, và mọi người thường nhắc đến hội chứng MIS-C (Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em), nhất là trong khu vực châu Á. Ở Mỹ thì hội chứng này rất ít. Qua nhiều năm học về kí sinh trùng và virus, rôi rút ra được rằng hễ con gì mà từ động vật đi qua người nó đi lung tung lắm vì chúng không quen với cơ thể con người. Còn khi quen với cơ thể con người, mọi thứ sẽ bắt đầu đi theo chu trình. Ngoài ra, cũng có trẻ mắc chứng khó ngủ. Nhưng có thể đây cũng đến từ yếu tố tâm lý khi cha mẹ lo lắng và bàn bạc về bệnh Covid-19 của con trẻ quá nhiều. Một số thì bị ho, chủ yếu là do thể tạng của đứa trẻ, cũng có thể biếng ăn, nổi mề đay hay phát ban. Nhưng đó cũng là những triệu chứng sau sốt, cảm để lại".



Còn vấn đề di chứng hậu Covid-19 ở người lớn, bác sĩ Trương Hữu Khanh nói thêm hội chứng thấy nhiều nhất ở những người  khỏi Covid-19 là ho, nhất là khi nằm xuống và nói chuyện nhiều. Nhưng cái mà mọi người sợ nhất là tình trạng nặng thở, mệt mỏi. Và điều này sẽ được khắc phục bằng các bài tập thở. Nếu mệt mỏi, ta có thể nghỉ ngơi nhưng cũng phải tập luyện, chứ nếu nghỉ nhiều quá thì lại ảnh hưởng đến công việc hằng ngày. Một số người bị nhức mỏi toàn thân, nhức đầu, nhức khớp và thậm chí là tâm trạng xuống dốc (hay nôm na còn gọi là tuột mood), không còn ước muốn gì cả. Nhiều người phủ nhận chuyện bản thân bị tuột mood, không thể chấp nhận con người mình thay đổi. Nhưng suy nghĩ thế thì rất khó hồi phục. Với một số trường hợp chụp phổi phát hiện xơ hóa, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc chống dị ứng và yêu cầu bệnh nhân tập thở.



Yếu tố tâm lý sau khi khỏi Covid-19 vẫn cực kì quan trọng. Nhiều người nghe người ta mô tả rồi đồn này đồn kia là đã “lên ruột” vì lo lắng. Cứ nghe thông tin liên quan đến phổi là người ta rất hoảng loạn. Vì vậy, Khi muốn đi khám hậu Covid-19, chúng ta nên “chọn mặt gửi vàng”, tìm những cơ sở thăm khám uy tín chứ đừng đâm đầu vào những chỗ hay “vẽ vời” để rồi về nhà lo lắng, trầm cảm. Lo lắng trầm cảm thì lại mất ngủ, cứ một vòng luẩn quẩn như thế. Theo tôi, chúng ta cứ hết sức bình tĩnh. Trong y khoa, hậu Covid-19 gần như không có cách giải quyết nhanh chóng. Ta buộc phải hết sức bình tĩnh, cứ tập dần dần, đợi cơ thể tự hồi phục dần dần.

Góp thêm ý của bác sĩ Trương Hữu Khanh, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang cho biết: "80% bệnh nhân tìm đến bệnh viện của tôi để khám hậu Covid-19 có triệu chứng mệt mỏi. Một triệu chứng xuất hiện và kéo dài trong khoảng 2 tháng thì mới có thể gọi là di chứng hậu covid. Hậu Covid không có phác đồ đặc trị riêng, bệnh nhân bị cái gì thì mình sẽ tìm cách giải quyết vấn đề đó. Chủ yếu là cho bệnh nhân tập thở, vận động, cho uống thuốc bổ… Và đúng như bác Khanh đã nói, yếu tố tâm lý rất quan trọng trong giai đoạn này. Nhiều người có thể không mắc di chứng nhưng do tâm lý e ngại, lo sợ lời đồn, lo sợ mắc bệnh không ai chăm sóc… mà phát sinh mất ngủ kéo dài, trầm cảm… Một hiện tượng nữa mọi người cũng hay nhắc đến khi nhắc đến hậu Covid là hội chứng sương mù não. Bên trung tâm của tôi có bệnh nhân mắc hội chứng này nhưng không nhiều".


Để khắc phục biến chứng hậu Covid-19 mức độ nhẹ như mệt mỏi, hơi khó thở người bệnh nên tập thở, đi bộ nhẹ nhàng, bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Nếu thực hiện đúng và đều đặn mỗi ngày thì người mắc hội chứng hậu Covid-19 sẽ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Cũng trong dịp này, Hội thảo chính thức ra mắt Thực phẩm bổ sung LUNG RECOVERY do Công ty TNHH Việt Nam Medicare phát triển, Công ty cổ phần nghiên cứu phát triển Bionex Medical sản xuất, phù hợp cho nhu cầu giảm 6 di chứng phổ biến hậu Covid-19 kể trên. Sản phẩm được bào chế dạng viên nang cứng, dùng được cho F0 từ 2 tuổi trở lên, nhằm tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, giúp bổ phổi, bổ thận (ngăn ngừa xơ hóa và phục hồi tổn thương), cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa tai biến mạch máu não, đột quỵ, giúp ngủ ngon. Bên cạnh đó, Thực phẩm bổ sung LUNG RECOVERY còn dùng cho người sức đề kháng kém, mệt mỏi, mất ngủ, trí nhớ kém, người muốn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về phổi, thận. Tại hội thảo, Công ty TNHH Việt Nam Medicare cũng đã công bố những ghi nhận, phản hồi rất tốt về sản phẩm từ người sử dụng hậu Covid-19.

Hoàng Hà

VDTonline.vn: Văn hóa - Tiêu dùng

Viết bình luận