Người đứng sau hào quang của những bộ phim bom tấn Đối Thoại

Khi thưởng thức một bộ phim nổi tiếng, khán giả thường chỉ để ý đến tên của đạo diễn, tên của dàn diễn viên hay cái tên của nhà sản xuất mà ít ai quan tâm đến “người đứng sau hào quang” trong việc mang đến sự thành công vang dội cho bộ phim đó trên mọi mặt trận lại chính là chuyên gia marketing.

Phim sẽ không thể làm nên “cú hích” nếu không có “bàn tay ma thuật” của chuyên gia marketing.

Marketing cho phim là cả một nghệ thuật và giữ vai trò quan trọng không thua kém quá trình sản xuất ra một bộ phim. Đó là chuỗi những khâu chuẩn bị từ lúc bộ phim vẫn còn nằm trên những trang phác thảo cho đến khi kịch bản chi tiết hoàn thiện, bộ phim chính thức sản xuất và “ra lò”.  

Một bộ phim nếu không được định hướng bởi một chiến lược marketing tinh tế, dài hạn thì chưa hẳn có thể tiếp cận được số đông khán giả và đảm bảo doanh thu phòng vé. Nghe qua thì tưởng chừng đơn giản nhưng để lên được kế hoạch và triển khai chiến lược đó một cách hiệu quả thì nó là cả những câu hỏi lớn được đặt ra.

Một chiến lược marketing cho phim cần bắt đầu từ đâu? Làm sao để phân tích thị hiếu khán giả? Làm sao để lựa chọn những công cụ marketing hữu hiệu nhất cho phim dựa vào dòng phim? Chiến dịch phát hành gắn kết với chiến dịch marketing như thế nào? Những tip để tạo nên các poster phim nhìn là mê ngay?

Tiếp thị phim – cuộc tấn công tổng lực.

Nếu trong thời kỳ đầu của công nghiệp điện ảnh, quảng cáo phim chỉ đơn giản là một tấm băng rôn, những tấm poster chỉ thiết kế đơn giản thì hiện nay, quảng cáo phim trở thành một mặt trận tổng hợp tất cả những sức mạnh mà nhà phát hành có thể tận dụng để thu hút khán giả đến với phim của mình. 

Marketing cho phim có thể được ví von như hình thức phim với 3 hồi: Thắt nút, cao trào và mở nút. Cụ thể: chiến dịch ban đầu khi một bộ phim mới khởi quay với những thông tin ban đầu, những hình ảnh tạo hình các nhân vật trong phim để khơi gợi những hứng thú của khán giả, chiến dịch sẽ mạnh mẽ trong thời gian quay phim thông qua các hình ảnh hậu trường được cập nhật liên tục trên các trang báo mạng.

Khi phim đi vào quá trình hoàn thiện và chuẩn bị chiếu, quá trình tiếp thị lúc này được đẩy lên mạnh nhất, các cuộc phỏng vấn, sự xuất hiện với tần suất cao của các diễn viên tham gia trong phim. Khán giả sẽ bị “bủa vây” bởi sự tấn công trên mọi mặt trận của chiến lược marketing được đặt ra trước đó. 

Như vậy, dù một phim không quá hoàn hảo hay xuất sắc nhưng nhờ sự “phù phép” của chiến lược “thần thánh” thì dù không muốn quan tâm, khán giả cũng không thể chối từ. Một ví dụ điển hình, với bộ phim Vòng Eo 56, nội dung phim chỉ xoay quanh cuộc sống cá nhân của chỉ một nhân vật chính nhưng vẫn hút khách đến rạp xem nườm nượp. Trước khi phim chính thức ra rạp, hàng loạt những hình ảnh hậu trường liên quan đến “nữ hoàng nội y” được tung ra. Cứ thế, chỉ với mỗi “cô Trinh” nhưng phòng vé vẫn “cháy” bởi chiến lược marketing lúc này đã “đánh trúng đòn” tâm lý của khán giả Việt. Hay với Hương Ga, đây là một bộ phim được đánh giá có kịch bản hay nhưng cách thể hiện của phim thiếu sự kết nối và điểm nhấn. Nhưng lý do nào vẫn nằm trong số những bộ phim “sốt xình xịch” ở thời điểm ra mắt?

Có thể lý giải điều này nằm ở việc chuyên gia marketing cho phim nắm bắt được mấu chốt ở việc quay trở lại của Trương Ngọc Ánh sau 8 năm vắng bóng. Cứ thế, những hình ảnh của nữ diễn viên từ phim cho đến cuộc sống đời thường được “phủ sóng rộng”. Khán giả tò mò liệu sau thời gian dài “tái xuất”, Trương Ngọc Ánh sẽ thể hiện như thế nào? Cứ thế, người cứ đến, vé cứ bán, doanh số cứ cao.

Hay như trường hợp của 49 ngày, bản thân chất lượng bộ phim không cao, và còn bị hoài nghi là “mượn” ý tưởng từ Hello Ghost (2010) của điện ảnh Hàn Quốc nhưng phim trở nên nóng lên khi có tin đồn “phim giả tình thật” giữa Trường Giang và Nhã Phương ngay trước thời điểm khởi chiếu. Điều đó khiến nhiều người, đặc biệt là fan của hai ngôi sao, cảm thấy tò mò và mua vé. Nếu xét cho cùng, thì đó là một trong chiêu trò PR nằm trong chiến lược marketing của phim.

Huỳnh Ngọc Đoan Trang – “người đứng sau hào quang” sự thành công của nhiều bộ phim nổi tiếng.

Chị là một trong số ít những chuyên gia Marketing với trên 200 bộ phim trong

ngoài nước tiêu biểu như: Trai nhảy (Đạo diễn Lê Hoàng), Nụ Hôn Thần Chết (Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng), Giải cứu thần chết (Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng), Mỹ nhân kế (Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng), Long Ruồi (Đạo diễn Charlie Nguyen), Bóng Ma Học Đường (Đạo diễn Lê Bảo Trung), Scandal 1 và  – Bí mật thảm đỏ ( Đạo diễn Victor Vũ), Để mai tính ( Đạo diễn Charlie Nguyễn), Âm mưu giày gót nhọn (Đạo diễn Hàm Trần), Chàng trai năm ấy (Đạo diễn Quang Huy), Hương ga (Đạo diễn Cường Ngô)…và đặc biệt là bom tấn nước ngoài với  Series 007, Annabelle, 300 Rise of an Emprire, Horrible Bosses 2….

   Sở hữu tấm bằng Master of Business Administration của CFVG đào tạo đồng thời

   là thành viên của nhiều chương trình đào tạo tại Mỹ, Hongkong, Macau và Malaysia cùng với 10 năm kinh nghiệm là Giám Đốc Marketing và Phát hành của Galaxy Studio, một trong những đơn vị sản xuất – phát hành phim lớn nhất Việt Nam, giảng viên Huỳnh Ngọc Đoan Trang sẽ là một “nhân tố sống” để giúp những người làm marketing mong muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực phim ảnh hay các nhà làm phim từ đạo diễn, nhà sản xuất, cho đến biên kịch…muốn tìm hiểu thêm các khía cạnh về thị trường, về khán giả để có sự chuẩn bị tốt nhất trong quá trình làm phim.

   Học hỏi kiến thức và kinh nghiệm từ chuyên gia marketing hàng đầu cho phim. Tại sao không?

Khóa học “Marketing cho phim” sẽ giúp cho các học viên có được kiến thức nền tảng cơ bản về marketing phim cho người làm trong ngành phim, giúp định hướng về thị hiếu xem phim của khán giả Việt Nam hiện tại, hiểu được sự ảnh hưởng qua lại của chiến lược marketing và chiến lược phát hành để từ đó đưa ra những phương pháp phân tích khán giả và lựa chọn hình thức marketing hợp lý. Bên cạnh đó, khóa học còn giúp các bạn trẻ khơi gợi tư duy sáng tạo thông qua những hình thức marketing phù hợp với từng thể loại phim cũng như cách lập một chiến lược truyền thông 360 độ cho phim: quảng cáo, PR, mạng xã hội, activation…và phương thức sản xuất các material quảng cáo cho phim (poster, teaser, trailer, OST…). 

Ngoài ra, các bạn trẻ còn có cơ hội nắm bắt cách quản lý và phân bố ngân sách marketing phim hiệu quả, những chiêu thức làm việc với hệ thống rạp để marketing phim và những kinh nghiệm và bài học rút ra từ các ví dụ thực tiễn đã thành công. 

Chỉ với một khóa học ngắn hạn nhưng mở ra trước mắt là cả một kho tàng kiến thức thì ngần ngại gì mà không thử? Cơ hội được trau dồi kiến thức từ một trong số ít những chuyên gia marketing hàng đầu về phim sẽ nằm trong tầm tay.

Khóa học sẽ khai giảng vào ngày 28/2/2017 (Thời gian: 18h00 - 21h00 các tối thứ 3-5-7).

SIFS (Saigon International Film School) - Trường Điện Ảnh Quốc Tế Sài Gòn

Địa chỉ: 15A Hoàng Hoa Thám, P.6, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM

Website: www.sifs.edu.vn

Hotline: 0941 219 779

Bin Bin (VDTOnline.vn)

Viết bình luận