Những biểu hiện của bệnh rối loạn co thắt cơ bàng quang người bệnh cần biết Thể Thao - Sức Khoẻ
Với căn bệnh sẽ có những triệu chứng như tiểu khó, bí tiểu, tiểu són, tiểu gấp, tiểu nhiều lần ở ban ngày và ban đêm.
Chương trình Bác sĩ gia đình phát sóng lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1 với chủ đề “Giải pháp giúp người rối loạn co thắt cơ bàng quang sống vui khoẻ”. Chương trình có sự tham gia tư vấn của Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Yến Loan, Nguyên Giảng viên Đại học Y Dược, TP.HCM và MC Thanh Phương trong vai trò người kết nối.
Mở đầu tình huống, người phụ nữ đau khổ tâm sự với con trai về vấn đề khó nói. Hỏi mãi thì người mẹ mới cho hay: “Mẹ nghi ngờ bản thân bị ung thư bàng quang”. Nghe vậy, người con trai hoảng loạn la lên hỏi: “Ai nói cho mẹ là mẹ bị ung thư, không thể nào. Mẹ đi khám chưa mà nói mình bị ung thư?”. Người mẹ mới dần liệt kê những triệu chứng của bản thân như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, không thể nhịn tiểu được rồi ngồi khóc.
Nghe tiếng khóc của người mẹ, chú hàng xóm bước vào hỏi chuyện thì mới vỡ lẽ. Thấy người phụ nữ hoang mang, chú khuyên bảo: “Những triệu chứng của chị chỉ là chứng co thắt bàng quang thôi, chứ không nghiêm trọng đến mức ung thư đâu. Quan trọng vẫn là tinh thần, chị nhìn tôi đi, tôi bị tiểu đường nhưng vẫn sống vui vẻ. Sức khỏe tinh thần ổn định thì bệnh mới đỡ được”. Thấy được cô hàng xóm vẫn hoang mang về triệu chứng trên, chú liền mời bác sĩ có chuyên môn đến tư vấn.
Nói về triệu chứng co thắt cơ bàng quang, Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Yến Loan cho biết: “Cơ bàng quang là cơ quan trong cơ thể chúng ta, nó có nhiệm vụ chứa nước tiểu từ thận thải xuống. Khi đầy nước tiểu thì bàng quang sẽ gửi một tín hiệu đến não, từ tín hiệu này não sẽ phản hồi thì bàng quang sẽ co thắt các van và cơ vòng niệu đạo sẽ mở ra để nước tiểu thoát ra bên ngoài. Bị rối loạn co thắt bàng quang là tình trạng bàng quang gửi thông tin sai đến não. Khi bàng quang trước căng đầy nước tiểu mà gửi tín hiệu đến não khiến bệnh nhân có những rối loạn về đi tiểu”. Ngoài ra, người bệnh sẽ có những triệu chứng như tiểu khó, bí tiểu, tiểu són, tiểu gấp, tiểu nhiều lần ở ban ngày và ban đêm. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế có chuyên môn để gặp bác sĩ để có một phác đồ điều trị chính xác. Những ảnh hưởng do rối loạn co thắt cơ bàng quan đến người bệnh là làm gián đoạn các hoạt động sống, gây mất ngủ, suy giảm sức khỏe và suy giảm về sức khỏe tinh thần.
Hiểu được những khó khăn của người bệnh, Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Yến Loan chia sẻ về biện pháp phòng ngừa rối loạn co thắt cơ bàng quang. Đầu tiên, người bệnh cần điều trị triệt để các bệnh lý có thể dẫn đến rối loạn co thắt bàng quang. Thứ hai, cần kiểm soát các yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn co thắt bàng quang. Thứ ba, chúng ta cần tập những bài tập tốt cho cơ bàng quang, cơ sàn chậu. . Người bệnh cần đến các cơ sở y tế có chuyên môn để gặp bác sĩ để có một phác đồ điều trị chính xác. Những ảnh hưởng do rối loạn co thắt cơ bàng quan đến người bệnh là làm gián đoạn các hoạt động sống, gây mất ngủ, suy giảm sức khỏe và suy giảm về sức khỏe tinh thần.
Chia sẻ về giải pháp giúp người rối loạn co thắt cơ bàng quang sống vui khoẻ, Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Yến Loan cho biết: “Người bệnh cần điều trị tốt các bệnh lý nền gây rối loạn co thắt cơ bàng quang. Thứ hai, cần tạo điều kiện cho bệnh nhân đi vệ sinh thoải mái, hạn chế té ngã. Thứ tư, tránh các yếu tố nguy cơ làm cho tình trạng rối loạn tiểu tiện nặng thêm. Cuối cùng, người nhà và bệnh nhân cần sử dụng giải pháp hỗ trợ giúp hạn chế những phiền toái của tình trạng rối loạn tiểu tiện gây ra như sử dụng tã quần, tã dán và miếng lót”.
Bác sĩ gia đình được phát sóng định kỳ lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do Công ty Truyền Thông Bee phối hợp với Đài Truyền hình Vĩnh Long thực hiện, với sự đồng hành của nhãn hàng Miếng Lót Tiết Kiệm Caryn - Công Ty Cổ Phần Diana Unicharm.
Bin Bin (VDTonline.vn)
Viết bình luận