[Clip]"Tiếng rao 4.0" ghi điểm với khán giả khi lan tỏa giá trị nhân văn Đời Sống - Tiêu Dùng

Tiếng Rao 4.0 tiếp tục ghi điểm với khán giả truyền hình khi lan tỏa giá trị nhân văn tích cực. Bên cạnh đó, với số tiền thu được từ việc bán hàng và sự hỗ trợ của các mạnh thường quân đã phần nào giúp đỡ các nhân vật vượt qua được khó khăn hiện tại.

Trước thực tế nhiều chương trình về thiện nguyện buộc phải tạm dừng vì thiếu kinh phí sản xuất, đội ngũ sản xuất chương trình Tiếng Rao 4.0 dù gặp nhiều khó khăn nhưng đã cố gắng xây dựng nội dung phù hợp với hoàn cảnh mới và xu hướng thời đại. Dù có sự đổi mới nhưng Tiếng Rao 4.0 vẫn đảm bảo mang tới giá trị nhân văn và đóng góp tích cực cho cộng đồng.

"Tiếng rao 4.0" thu hút sự quan tâm của mọi người. Ảnh: NSX

Nhà sản xuất Hát Mãi Ước Mơ và hành trình tìm “lối đi” cho show thực tế Tiếng Rao 4.0

Tiếng Rao 4.0 chương trình truyền hình thực tế sử dụng công nghệ 4.0 - livestream, bán hàng qua mạng xã hội nhằm giúp đỡ những nhân vật có hoàn cảnh khó khăn. Những nhân vật của chương trình là những cụ ông, cụ bà mưu sinh bằng gánh hàng rong trên phố. Những xe đẩy, gánh hàng rong nhỏ bé ấy như mang cả thế giới ẩm thực truyền thống của người dân Việt Nam. Là những tiếng rao quen thuộc với tuổi thơ của nhiều thế hệ trước: “Ai siro đá bào không?”; Ai xôi đây!”; “Ai tàu hũ không?”,… Và gắn liền với gánh hàng rong ấy là những câu chuyện ngược xuôi về cuộc sống mưu sinh.

Trước khi được chiếu trên sóng truyền hình, xuất phát điểm của chương trình Tiếng Rao 4.0 là một dự án cá nhân của Color Man - cựu biên tập viên Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ghi lại hành trình giúp các cụ ông, cụ bà bán hàng thông qua livestream. Chia sẻ về điều này, Color Man bộc bạch: “Tiếng Rao 4.0 được lấy cảm hứng từ những chuyến đi của chính Color Man. Color Man nhận ra xung quanh mình có rất nhiều hoàn cảnh cơ cực nuôi cả gia đình chỉ bằng một gánh nhỏ mưu sinh trên đường. Tâm tư thật nhiều, cuối cùng Color Man quyết định làm ngay một chương trình thực tế để giúp đỡ bà con”.

Tiếng rao 4.0" ghi điểm với khán giả khi lan tỏa giá trị nhân văn | Lao  Động Trẻ - Tin tức mới nhất dành cho công nhân lao động trẻ

Khi được phát sóng trên truyền hình, Tiếng Rao 4.0 vẫn giữ nguyên tiêu chí sản xuất chương trình gần gũi, chân thật và mang yếu tố nhân văn. Để làm được điều đó đội ngũ sản xuất đã quyết định đi tới nhiều miền quê, gặp gỡ các nhân vật và để Color Man - Host của chương trình trực tiếp làm và trải nghiệm các công việc của các cô, các chú. Cựu biên tập viên sẵn sàng “lăn xả” đội nắng, bất chấp mưa bão, bê vác, rao bán như một người bán hàng rong thực thụ. Đây cũng là một trong những lý do giúp Tiếng Rao 4.0 nhận được sự yêu thương từ quý khán giả.

Tới nay, sau 8 tập được phát sóng, Tiếng Rao 4.0 đã tạo được hiệu ứng tốt, lan tỏa được thông điệp nhân văn sâu sắc. Điều này được minh chứng khi Color Man livestream bán hàng lượt xem trên kênh Youtube cũng tăng lên theo từng tập. Doanh thu bán hàng cũng liên tục phá kỷ lục của chương trình. Nếu như ở tập 1 tiền bán hàng và tiền hỗ trợ từ khán giả thu được là 11 triệu thì tới tập 8 con số đã tăng lên 125 triệu khiến người làm chương trình cũng không khỏi bất ngờ. Ngoài ra, số lượng khán giả tới địa điểm bán hàng để ủng hộ cũng ngày một tăng, trên fanpage của chương trình luôn nhận được nhiều bình luận bày tỏ sự yêu thích, ủng hộ những giá trị mà chương trình mang đến. Không chỉ vậy, Tiếng Rao 4.0 còn là cầu nối để mạnh thường quân trong và ngoài nước có điều kiện giúp đỡ những nhân vật có hoàn cảnh khó khăn.

Tiếng rao 4.0" ghi điểm với khán giả khi lan tỏa giá trị nhân văn | Lao  Động Trẻ - Tin tức mới nhất dành cho công nhân lao động trẻ

 Cuộc sống cơ cực nhưng giàu nghị lực của các nhân vật trong Tiếng Rao 4.0

Không chỉ thấm đẫm tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, Tiếng Rao 4.0 còn mang đến những câu chuyện xúc động về cuộc đời, về con người. Trong các tập đã lên sóng, mỗi một nhân vật lại có số phận và nghề nghiệp khác nhau. Đó là hình ảnh cụ Tư (Hồ Chí Minh) 20 năm bán siro đá bào một mình nuôi vợ tai biến; là vợ chồng chú Phúc, cô Nguyên (Cần Thơ) bán bánh mì; cụ Định “huyền thoại” bán mía (Tiền Giang); cụ Bình bán kẹo chỉ (Vũng Tàu); chú Trần Hưng (Cần Thơ) bán gỏi đu đủ; cụ Tô Thị Y (Cà Mau) gần 30 năm bán tàu hũ, một mình nuôi ba cháu,... lấy không ít nước mắt của khán giả. Hầu hết các nhân vật của Tiếng Rao 4.0 đều là những cụ ông, cụ bà ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng họ vẫn là lao động chính của gia đình. Điểm chung của các nhân vật trong chương trình, dù cuộc sống cơ cực nhưng các cụ ông, cụ bà vẫn luôn sống lạc quan và tích cực. Bên cạnh đó, với số tiền từ việc bán hàng và của các mạnh thường quân đã phần nào giúp các nhân vật của Tiếng Rao 4.0 giải quyết được khó khăn ở thời điểm hiện tại như giúp cụ Nguyễn Thị Kết, vợ cụ Tư bán đá bào siro mổ chân; giúp chú Bảo bán chuối nướng (Hồ Chí Minh) trả nợ tiền hàng hay đơn giản là niềm vui có một số tiền dưỡng già như cụ Bình bán kẹo chỉ Vũng Tàu...  

Tiếng rao 4.0" ghi điểm với khán giả khi lan tỏa giá trị nhân văn | Lao  Động Trẻ - Tin tức mới nhất dành cho công nhân lao động trẻ

Tiếng Rao 4.0 - lan tỏa yêu thương. Đón xem tập 9 Tiếng Rao 4.0 sẽ được phát sóng vào lúc 20g25 Thứ 6 ngày 18/12/2020 trên kênh HTV7.

Bin Bin (VDTOnline.vn)

Viết bình luận