PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT DIỄN NGÔN VỀ CHÍNH MÌNH BẰNG NGHỆ THUẬT Đời Sống - Tiêu Dùng
Ngày 25/10/2021, Hội người khuyết tật quận Thanh Xuân phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân đã thực hiện Lễ tổng kết dự án “Sáng kiến nghệ thuật phòng chống kỳ thị phân biệt đối xử với phụ nữ khuyết tật”. Tại đây, bốn sáng kiến nghệ thuật đã được 30 phụ nữ khuyết tật đến từ Hà Nội, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc trình diễn nhằm bày tỏ quan điểm, tiếng nói về chính cộng đồng khuyết tật đến công chúng.
Ngày 25/10/2021, Hội người khuyết tật quận Thanh Xuân phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân đã thực hiện Lễ tổng kết dự án “Sáng kiến nghệ thuật phòng chống kỳ thị phân biệt đối xử với phụ nữ khuyết tật”. Tại đây, bốn sáng kiến nghệ thuật đã được 30 phụ nữ khuyết tật đến từ Hà Nội, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc trình diễn nhằm bày tỏ quan điểm, tiếng nói về chính cộng đồng khuyết tật đến công chúng.
Tại Việt Nam, 67% phụ nữ khuyết tật cho biết thường xuyên bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong gia đình và cộng đồng. 85% phụ nữ khuyết tật bị hạn chế hiểu biết về vấn nạn này. Cho rằng nếu có bày tỏ cũng không ai lắng nghe. phụ nữ khuyết tật thuờng im lặng khi trở thành nạn nhân bị xâm hại. Bà Nguyễn Thị Thúy Ngân – chủ tịch Hội người khuyết tật quận Thanh Xuân, cố vấn dự án cho biết: “Phụ nữ khuyết tật có nguy cơ gấp đôi so với những phụ nữ bình thường. Nguy cơ này trở nên cao hơn trong năm 2020, 2021 khi đại dịch COVID-19 diễn ra, gây ảnh hưởng đến sinh kế gia đình và đảy bạo lực lên cao”.
Từ đây, dự án “Sáng kiến nghệ thuật phòng chống kỳ thị phân biệt đối xử với phụ nữ khuyết tật” đã được thực hiện xuyên suốt 1 năm với sự tham gia của 30 chị em thuộc các dạng tật khác nhau như khiếm thị, điếc, khuyết tật tay, khuyết tật vận động và cột sống, tự kỷ. Ngoài ra, dự án còn có 5 bạn nam giới khuyết tật tham gia với mục tiêu gây dựng mạng lưới đồng minh bảo vệ phụ nữ khuyết tật. Họ đã được nâng cao nhận thức về kỳ thị, phân biệt đối xử, các dấu hiệu kỳ thị, phân biệt đối xử và cách phòng tránh, ứng phó trong khoá tập huấn 3 ngày. Từ tháng 6 đến tháng 9/2020, các thành viên tiếp tục được kết nối và huấn luyện cùng các huấn luyện viên của dự án để cùng tìm ý tưởng, dàn dựng và tập luyện các sáng kiến nghệ thuật. Từ tháng 9/2020 đến nay, dự án đã đến với các hội người khuyết tật, trường THCS và THPT và ĐH Kinh Tế Quốc Dân nhằm mang thông điệp đến gần hơn với mọi người.
Thay đổi nhận thức lẫn hành động, chính các chị em khuyết tật đã “diễn ngôn” về cuộc sống, khả năng và quan điểm của chính mình về nạn bạo lực qua các bộ môn nghệ thuật nhằm gia tăng thấu cảm giữa cộng đồng khuyết tật và xã hội. Với tiết mục ảo thuật – vận dụng ngôn ngữ ký hiệu, các thành viên dự án đã giới thiệu thêm 1 kỹ năng giao tiếp bình đẳng để người khuyết tật và không khuyết tật có thể hiểu nhau hơn. Mặt khác, các chị em khuyết tật còn tự tin thể hiện nét đẹp của riêng mình khi hoá thân thành các tiên nữ, cô Đôi Thượng Ngàn trong tiếng nhạc và vũ đạo đầy sức sống. Những hoạt động này sẽ tiếp tục được trình chiếu trên các kênh truyền thông để tăng sự ảnh hưởng và sự quan tâm của công chúng. Chị Bích Ngọc, thành viên của dự án chia sẻ: “Tôi đã biết cách đối diện với hiện thực, nhìn thẳng vào mắt của người kỳ thị với mình, bình tỉnh nói với người đó rằng chị xứng đáng được đối xử tôn trọng hơn”. Chị Ngọc cũng giúp các chị em khuyết tật khác tự tin hơn về năng lực và biết trân trọng chính mình hơn qua các hoạt động nghệ thuật của dự án.
Từ những thay đổi tích cực đó, dự án sẽ tiếp tục cùng Quỹ Abilis, Bộ ngoại giao Phần Lan và các tổ chức người khuyết tật thực hiện tiếp nhiều dự án thu hẹp khoảng cách. Cụ thể, Quỹ Abilis đã giới thiệu nhiều cơ hội đào tạo, dự án hỗ trợ tạo nghề và nâng cao năng lực cho người khuyết tật do quỹ tài trợ đến công chúng. Đây cũng chính là những cơ hội để người khuyết tật có thêm kỹ năng vượt qua những khó khăn do tác động của dịch COVID-19. Bà Đỗ Thị Huyền, Trưởng Đại diện quỹ Abilis -Phần Lan chia sẻ: “Mong rằng dự án sẽ có những ảnh hưởng lâu dài trong tương lai, đặc biệt tập trung thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ”.
Hoàng Hà
Viết bình luận